Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

I Phierơ 5:5-10: "LÀM SAO RÚT MẠNG SỐNG NGƯƠI RA KHỎI CÁI HUYỆT"


I Phierơ 5:5-10
LÀM SAO RÚT MẠNG SỐNG NGƯƠI
RA KHỎI CÁI HUYỆT
Phần giới thiệu: Thông báo nầy xuất hiện nơi cánh cửa sổ của một cửa hàng chuyên bán áo ở Nottingham, Anh quốc: Chúng tôi được thành lập hơn 100 năm và đã làm vui lòng và không vui lòng nhiều khách hàng tự dạo ấy. Chúng tôi đã có những số tiền cả lời lẫn lỗ, chịu nhiều tác động của tình trạng quốc hữu hoá ngành than, phân phối than, nhà cầm quyền kiểm soát, và lối trả tiền bẩn thỉu. Chúng tôi bị rủa sả và bị bàn bạc, đủ thứ hết, bị lừa phỉnh, bị cướp cạn, bị xuyên tạc.  Lý do duy nhứt chúng tôi còn ở trên thương trường là muốn nhìn xem điều chi sẽ xảy ra kế đó.
            Chủ cửa hàng vốn biết rõ cuộc sống đầy dẫy những khó khăn. Nhưng ông ta đã quyết phải tồn tại, thậm chí nếu chỉ hy vọng cho điều tốt nhứt và "nhìn xem điều chi xảy ra kế đó".
            Các môn đồ của Đấng Christ có một lý do rất hay khi chịu đựng những thời điểm nhọc nhằn lúc họ sống cho Ngài. Chúa đã bảo đảm với chúng ta trong Lời của Ngài rằng các thời điểm khá hơn đang có ở trước mặt. Tác giả Thi thiên nhắc cho chúng ta nhớ rằng bất chấp sự thịnh vượng của kẻ ác, người công bình sẽ được bào chữa cho.
            Quí bạn ơi, có nhiều lần khi chúng ta thấy đời sống của mình đang ở dưới lỗ huyệt. Có vẻ như chúng ta đang ở trong chỗ ảm đạm lắm. Đôi khi dường như chúng ta đánh mất đi nỗi khát khao muốn tiếp tục sống cho Đức Chúa Trời và có những lúc chúng ta chỉ muốn thối lui đi mà thôi. Đôi khi cuộc sống đè bẹp chúng ta xuống và chúng ta thấy mình đang ở trong lỗ huyệt kia. Có phải điều đó từng xảy ra cho bạn chăng? Một số người trong các bạn đang có mặt ở đó tối nay. Cuộc sống đã nhảy đại vào bạn với hai bàn chân và bạn sắp sửa sẵn sàng ném mình vào trong toà tháp kia. Phải, trước khi bạn làm thế, cho phép tôi tỏ ra cho bạn thấy từ phân đoạn Kinh thánh nầy Làm Cách nào Để Rút Mạng Sống Ngươi Ra Khỏi Cái Huyệt. Đức Chúa Trời có một lời khích lệ và sự dạy dỗ cho bạn tối nay.
I. HÃY ĐEM Ý MUỐN CỦA BẠN PHỤC THEO ĐỨC CHÚA TRỜI (các câu 5-6)
A. Giả định địa điểm của sự đầu phục Chúng ta sống trong thời buổi mà hết thảy con người đang chạy theo đường lối riêng của họ, song con cái nào của Đức Chúa Trời muốn làm đẹp lòng Chúa sẽ học biết để cho Đức Chúa Trời có vị trí hay chỗ ưu tiên trong đời sống của họ, Côlôse 1:18.
B. Giả định vị trí của tình trạng nô lệ - "trang sức bằng khiêm nhường" sát nghĩa có ý nói "mặc lấy cái tạp dề của tên nô lệ". Sự hạ mình chơn thật trước mặt Chúa giống như tôi giả định mình đang ở vị trí của một gã nô lệ. (Minh hoạ: Đây là điều Chúa Jêsus đã làm trên phòng cao - Giăng 13:4-16). Nói cách khác, không phải ý muốn của tôi mà bởi ý muốn của Ngài: tôi không có một chương trình nào trừ ra chương trình của Ngài. Tôi chẳng có sự khát khao nào trừ ra khát khao của Ngài. Chúng ta bị gọi là "tôi tớ", Êphêsô 6:6. "Nô lệ" = "Tôi Tớ"
C. Chấp nhận chương trình của Đấng Tối CaoNếu chúng ta có thể học hỏi cách thức khiêm nhường, khi ấy Chúa sẽ dấy chúng ta lên trong đường lối riêng của Ngài. Bao lâu chúng ta tìm cách tự nâng cao mình lên, chúng ta sẽ không bao giờ tới được sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, khi chúng ta thả lỏng đời sống của mình và bằng lòng đặt mình dưới quyền phép của Chúa, Ngài sẽ sử dụng chúng ta cho sự vinh hiển của Ngài!
I. Đem ý muốn của bạn phục theo Đức Chúa Trời
II. TRAO SỰ LO LẮNG CỦA BẠN CHO ĐỨC CHÚA TRỜI (câu 7)
A. Chắc chắn - "trao" – Động từ nầy đề cập tới hành động "quăng hay ném" một vật gì đó. Nó ở trong một thì đề cập tới cách xử lý thì giờ. Ở đây, Kinh thánh cho chúng ta biết "một lần đủ cả, hãy trao gánh nặng của ngươi cho Chúa Jêsus!" Khi các sự lo lắng của đời đè nén chúng ta xuống, chúng ta không phải một mình mang lấy chúng đâu! Cảm tạ Đức Chúa Trời, có một Đấng mạnh mẽ hơn chúng con và Ngài sẽ bằng lòng gánh gánh nặng của chúng ta.
B. Trọn vẹn Hãy chú ý bao nhiêu hay gánh nặng mà chúng ta dự định dâng cho Chúa. "Mọi điều lo lắng"! Ông bảo chúng ta dâng mọi sự cho Ngài! Chúng ta không cần phải giữ lại một mãy may nào trong gánh nặng cho mình. Chúng ta được truyền cho phải dâng hết mọi sự cho Chúa Jêsus!
C. Tin cậy Làm sao chúng ta thực hiện được điều nầy? Với sự tin cậy tuyệt đối rằng Ngài chăm sóc chúng ta, Hêbơrơ 4:15. Khi chúng ta thấy nặng nề, điều đó chạm đến tấm lòng của Đức Chúa Trời và Ngài sẽ vận hành vì ích cho chúng ta. Làm ơn chú ý động từ nầy đang ở trong "thì hiện tại, chủ động cách và theo cách nói chỉ thị". Bạn có thể tự hỏi điều nầy có ý nghĩa như thế nào đối với bạn, thì hiện tại nói tới hoạt động đang tiến triển liên tục. Chủ động cách ý nói chính mình Chúa tham gia vào. Cách nói chỉ thị có nghĩa đây là một sự thực! Ghép hết lại với nhau thì chúng ta thấy rằng Đức Chúa Jêsus Christ, chính mình Ngài, đã dấn thân rồi vào việc săn sóc cho chúng ta. Tại sao lại có sự quan tâm như thế chứ? Phải, Ngài đã hoàn toàn thực thi một sự đầu tư nơi chúng ta (Minh hoạ: Thập tự giá) và Ngài sẽ nhìn thấy mọi nhu cần phát sinh trong đời sống của chúng ta.
I. Đem ý muốn của bạn phục theo Đức Chúa Trời
II. Trao sự lo lắng của bạn cho Đức Chúa Trời
III. LÀM CHO VỮNG VÀNG SỰ BẠN ĐỒNG ĐI VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI (các câu 8-9)
(Minh hoạ: Kinh thánh muốn chúng ta phải sống "tiết độ và tỉnh thức". Điều nầy có ý nói rằng chúng ta cần phải nghiêm túc ở một số việc, đặc biệt ở chỗ ma quỉ có liên quan. Bạn nghĩ ai muốn lôi đời sống của bạn xuống cái huyệt chứ? Bạn nghĩ ai tích cực muốn nhìn thấy bạn khổ sở chứ? Bạn nghĩ ai đang ráo riết hoạt động chống lại bạn mỗi ngày trong đời sống của bạn? Tuy nhiên, khi chúng ta làm cho vững vàng sự chúng ta đồng đi với Chúa, chúng ta sẽ nhìn thấy con đường dẫn tới đắc thắng đối với ma quỉ!)
A. Phải nghiêm túc về thực tại ma quỉ Câu nầy đề cập tới một hữu thể mà hầu hết thế giới đều tin theo tối nay. Tuy nhiên, giống như trong trường hợp có bất kỳ một sự nhầm lẫn nào trong lý trí của bạn, ma quỉ đang có thực! Chúa Jêsus tin có hắn, Kinh thánh tin có hắn, Đức Chúa Trời tin có hắn, vì lẽ đó, hắn phải có thực! Ở đây, hắn được gọi là "kẻ thù nghịch". Từ nầy có nghĩa là "đối thủ, kẻ thù". Hắn cũng được gọi là "ma quỉ". Danh xưng nầy ý nói tới "kẻ vu khống; hay kẻ vu cáo". Đây cũng chính là kẻ tấn công tiếng tăm và nghị lực của cụ Gióp; Gióp 1:6-12; Gióp 2:1-7. Hắn vẫn chính là ma quỉ xưa, hắn luôn luôn tồn tại và hắn thù ghét bạn và muốn nhìn thấy bạn vấp ngã. Chẳng chóng thì chày chúng ta đạt tới chỗ nhận biết lẽ thật nói tới thực tại của Satan, chúng ta mau chóng nhìn thấy nhu cần phải làm cho sự chúng ta đồng đi với Đức Chúa Trời được vững vàng thêm.
B. Phải nghiêm túc về sự tàn bạo của ma quỉ Ma quỉ được sánh với "sư tử rống" trong câu nầy. Sao phải là một con sư tử? Phải, có một số điểm tương tự giữa ma quỉ và loài sư tử.
1. Loài sư tử là loài rất mạnh sức Chúng mạnh hơn con người từ 14 đến 21 lần. Satan cũng mạnh sức hơn chúng ta nữa! Chúng ta không thể đánh trận với hắn bằng sức riêng của chúng ta. (Minh hoạ: Ngay cả Thiên sứ trưởng Mi-ca-ên không đánh nhau với ma quỉ - Giuđe 9).
2. Loài sư tử là loài rất tàn bạo Một con sư tử trưởng thành có thể tiêu thụ 30% sức nặng thân thể nó để săn mồi. Chúng nổi tiếng là vua của thú dữ và chúa sơn lâm. Hết thảy những ai gặp chúng đều phải sợ hãi và tôn trọng. Đồng thời, con cái của Đức Chúa Trời sẽ học biết phải dè chừng ma quỉ! Chúng ta không cần phải sợ hắn, nhưng hắn có quyền lực siêu việt hơn các khả năng tự nhiên của chúng ta. Hắn là kẻ thù rất tàn bạo, hắn không hề thấy thoả lòng với những lần chinh phục của mình. Hắn ăn xác chết cùng những kẻ sa ngã và hắn còn muốn săn nhiều người hơn nữa.
3. Loài sư tử là loài rất đáng sợ Tiếng gầm của con sư tử trưởng thành có thể nghe thấy được khoảng 5 dặm đường. Loài sư tử thường hay gầm rống lúc ban đêm. Lý do chúng rống (trong chỗ thứ nhứt) là tạo ra sợ hãi trong tấm lòng của vật nào nghe thấy chúng. Đây cũng đúng là điều mà ma quỉ đang làm! Hắn gầm rống để tạo sợ hãi trong tấm lòng của con cái Đức Chúa Trời. Tại sao? Vì sợ hãi làm cho đức tin phải tê liệt đi! Nếu ma quỉ có thể khiến cho bạn phải nghe thấy tiếng gầm rống của hắn, hắn có thể giữ bạn không nghe được Lời của Đức Chúa Trời. Nếu hắn có thể làm cho đức tin của bạn phải tê liệt đi, khi ấy hắn mới có thể tấn công đời sống của bạn.
C. Phải nghiêm túc về tính nhạy cảm của ma quỉ Những tin tức tốt lành nói tới ma quỉ, ấy là hắn có thể bị đánh bại bởi con cái của Đức Chúa Trời! Bí quyết cho việc thắng hơn hắn là đổi tiếng gầm rống của hắn thành tiếng mèo kêu là phải "kháng cự" hắn! Cụm từ nầy có nghĩa là "chỗi dậy chống cự" ma quỉ! Phải bền đỗ trong đức tin của bạn, nhận biết rằng  Chúa đã đánh bại ma quỉ rồi và chiến thắng ấy dành cho con cái Đức Chúa Trời được thấy trong huyết của Đức Chúa Jêsus Christ, Khải huyền 12:9. Bạn không phải là đỉnh đầu ruồi trên họng súng của ma quỉ! Đừng để cho hắn có danh dự, gia đình, đời sống, hay bất cứ điều gì của bạn làm đích ngắm của bắn. Hãy chỗi dậy chống cự hắn và nhìn thấy sự đắc thắng! Bạn có thể kháng cự hắn và bạn có thể nhìn thấy hắn bị đánh bại trong đời sống của bạn. Hãy học biết lẽ thật nếu bạn muốn chống cự hắn, hắn sẽ lẫn tránh bạn, Giacơ 4:7. Hãy học biết rằng chiến thắng thật đến với những ai bước đi bằng "đức tin"; 1 Giăng 5:4. Hãy đạt tới chỗ mà ở đó bạn chẳng có chút nghi ngờ nào đối với lẽ thật của I Giăng 4:4. Muốn đạt tới chỗ đó đòi hỏi mỗi con cái của Đức Chúa Trời phải tấn tới trong Chúa và chúng ta phải làm cho sự chúng ta đồng đi với Ngài được vững vàng hàng ngày qua sự cầu nguyện và nghiên cứu Lời của Ngài!
I. Đem ý muốn của bạn phục theo Đức Chúa Trời
II. Trao sự lo lắng của bạn cho Đức Chúa Trời
III. Làm cho vững vàng sự bạn đồng đi cùng Đức Chúa Trời
IV  NHÌN THẤY CÔNG VIỆC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (câu 10)
(Minh hoạ: Một trong những ưu đãi lớn lao nhất cho việc bước đi trong đắc thắng liên tục là có khả năng nhìn thấy Chúa đang vận hành mọi sự ở chung quanh bạn! Hãy chú ý ba tư tưởng:)
A. Ân điển mà chúng ta hiện đang thưởng thức Trong khi chúng ta hành trình qua thời buổi khó khăn nầy, trong khi chúng ta đánh trận với ma quỉ từng ngày một, đang khi chúng ta đối mặt với những lúc chúng ta bị trì nặng với những âu lo, hãy luôn nhớ rằng ân điển của Đức Chúa Trời là đủ cho bạn, II Côrinhtô 12:9. Hãy chú ý, Ngài không phán rằng Ngài sẽ nhấc từng gánh nặng lên đâu. Ngài không phán rằng Ngài sẽ ban bằng hết mọi núi đồi đâu; Ngài không phán rằng Ngài sẽ làm cho mịn màng từng chỗ trăn trở đâu. Tuy nhiên, Ngài có phán rằng Ngài sẽ thay đổi bạn ở giữa nỗi khó của bạn hầu cho bạn có thể sống thành công trong chỗ bạn đồng đi với Ngài. Có ân điển cho từng cơn thử thách, cho từng mm và cho mọi sự mà chúng ta đối diện với khi chúng ta trải qua đời nầy! Hãy cảm tạ Đức Chúa Trời vì ân điển vô đối, diệu kỳ, vô giá, không giới hạn!
B. Nỗi khổ mà chúng ta phải chịu - Câu 10 nói rất đơn giản rằng sẽ có những khó khăn dọc theo con đường sự sống từng hồi từng lúc. Cụm từ "chịu khổ' chỉ ra điều nầy cho chúng ta thấy. Chính mình Chúa Jêsus đã phán như vậy, Giăng 16:33. Ngay cả Gióp cũng biết rõ rằng sẽ có những thời điểm khó khăn trong đời sống của chúng ta, Gióp 14:1. Đức Chúa Trời có [Đức Chúa] Con duy nhứt không phạm tội, nhưng Ngài  chẳng có con cái nào mà không chịu khổ!
Chúng ta hãy nhớ rằng ngay cả khi cuộc sống là một bức màn đầy nước mắt cho chúng ta, chúng ta có lời hứa của Chúa về sự hiện diện của Ngài, Hêbơrơ 13:5; Mathiơ 28:20; sự tiếp trợ của Ngài, Philíp 4:19; quyền phép của Ngài, Mathiơ 28:18; sự khích lệ của Ngài, Giăng 14:1-3. Vì vậy, chúng ta hãy chạy với sự nhịn nhục cuộc đua đã đề ra trước mặt chúng ta, nhìn xem Đức Chúa Jêsus là tác giả và thành toàn của đức tin chúng ta! Tại sao, vì Ngài đã chạy rồi cuộc đua và Ngài biết rõ ngọn ngành!
C. Sự vinh hiển chúng ta sẽ kinh nghiệm Câu nầy cho chúng ta biết rằng khi những ngày sầu não đã qua rồi, có sự vinh hiển ở trước mặt! Hãy chú ý những điều Chúa dạy bảo các con cái Ngài ở đây: Ngài sẽ làm cho chúng ta nên trọn lành, gây dựng chúng ta, làm cho chúng ta được vững mạnh và ổn định chúng ta. Khi nào thì điều nầy sẽ xảy ra? Khi chúng ta rời khỏi đời nầy, chúng ta sẽ đi đến một đất mà ở đó mọi việc gây rối rắm cho chúng ta bấy giờ không được phép bước vào, Khải huyền 21:27. Một chỗ mà ở đó các thử thách của cuộc sống và nước mắt nhọc nhằn sẽ được lau ráo hết cho đến đời đời, Khải huyền 21:4. Một nơi mà ở đó những thử thách và gánh nặng bị thế chỗ với sự vinh hiển và bình an, Rôma 8:18; II Côrinhtô 4:17. Một nơi mà ở đó ma quỉ không thể dõi theo và ở đó Chúa là sự sáng.
            Chúng ta sẽ đi đến một chỗ mà ở đó các rối rắm và thử thách không còn đeo bám con cái Đức Chúa Trời nữa. Tôi nhìn tới đàng trước đến với cái ngày vinh hiển đó!
Phần kết luận: Có phải đời sống của bạn đang ở trong cái huyệt tối nay không? Nếu vậy, có một phương thức để ra khỏi đó. Hãy hỏi lòng mình những câu sau đây rồi hãy thành thực:
            Có phải tôi đem ý muốn mình phục theo Đức Chúa Trời không?
            Có phải tôi trao mọi điều lo lắng cho Đức Chúa Trời không?
            Có phải tôi làm cho sự đồng đi với Đức Chúa Trời được vững vàng không?
            Có phải tôi nhìn thấy công việc của Đức Chúa Trời không?
            Nếu câu trả cho bất kỳ câu hỏi nầy là “không”, khi ấy tôi muốn đề nghị rằng bạn hãy đến với Ngài tối nay và trình thẳng lãnh vực ấy của cuộc sống bạn ra. Có sự bình an trong Chúa Jêsus. Có quyền phép nơi Chúa Jêsus. Bạn có thể rút đời sống của bạn ra khỏi cái huyệt tối nay nếu bạn chịu làm việc ấy theo đường lối của Đức Chúa Trời!




Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

I Phierơ 1:18-25: "KHÔNG CHI KHÁC HƠN HUYẾT CỦA CHÚA JÊSUS"


I Phierơ 1:18-25
KHÔNG CHI KHÁC HƠN HUYẾT CỦA CHÚA JÊSUS
Phần giới thiệu: Minh hoạ: Khi một buổi thờ phượng tôn giáo được tổ chức ở buổi triễn lãm Golden Gate tại San Francisco, có nhiều người mau nhận ra rằng vị Mục sư đang phân phát bài giảng không thuộc Chính thống giáo. Mặc dù là một diễn giả được ơn, ông bắt đầu lèo lái hầu hết tài hùng biện của mình chống lại quyền phép huyết của Đấng Christ. Ruth E. Marsden kể lại khi tài hùng biện lưu loát của ông ta chấm dứt, một bà cụ e dè đứng lên ở giữa đám đông rồi từ tốn khởi sự hát lên bài thánh ca do William Cowper sáng tác như một sự bác bỏ những luận điểm mà nhà hiện đại kia đã trình bày. Một sự yên lặng răm rắp phủ lên hội chúng khi họ nghe thấy những lời lẽ dịu dàng quen thuộc đó: "Kìa, trông suối huyết tuôn đầy, từ hông Jêsus phát nguyên, tội nhân tắm mình dưới suối huyết nầy, sạch hết mọi gian ác liền". Trước khi bà cụ khởi sự khổ thứ hai, khoảng cả trăm người đứng dậy hiệp cùng với bà cụ nầy. Đến khi bà cụ bước qua câu thứ ba, gần cả ngàn Cơ đốc nhân khán thính giả cất tiếng hát lên bài ca đức tin hạnh phước đó. Những chuổi đắc thắng, rung động vang dội và rõ ràng: "Quyền năng huyết Chiên suốt đến muôn đời. Diệu thay, vô đối linh dược. Tận khi thánh dân Chúa cất lên trời, toàn cứu tội khôn nhiễm được". Nhiều người cảm động sâu sắc khi người tin Chúa khiêm hạ kia đã đứng lên vì Chúa của bà và với ánh sáng của Thiên đàng ngự trên khuôn mặt của bà cung ứng chứng cớ rằng bà cụ đã tìm được sự bình an nhờ vào huyết của thập giá Ngài!
            Chúng ta đang sống trong một giờ đáng buồn. Một giờ mà trong đó nhiều người, cả trong và ngoài hội thánh đều không nhìn thấy nhu cần về ơn cứu rỗi được mua bằng huyết, lấy Kinh thánh làm trung tâm. Đại loại họ nói như sau: "Con người không cần Huyết để được cứu". Chúng ta đang sống vào một thời điểm khi có nhiều dòng hệ phái đã chuyển sang công bố một Tin Lành xã hội thay vì một Tin Lành công bố ơn cứu rỗi nhờ vào Huyết của Đấng Christ. Có người thậm chí đã đi quá xa khi cất bỏ những bài hát chuyên nói về Huyết ra khỏi những quyển thánh ca hiện đại tự do của họ. Hãy lắng nghe phần trưng dẫn nầy từ một nữ thần học, Delores Williams: "Tôi không nghĩ chúng ta cần tới một thần học chuộc tội cho mọi người … tôi nghĩ chúng ta cần có nhiều người trên những cây thập tự và huyết nhỏ xuống cùng thứ công cụ kỳ lạ".
            Phải, tôi e sự việc không là vấn đề gì đối với các nghĩ suy của bà Williams hay nhiều người quen biết bà ấy đang suy nghĩ. Vấn đề thực sự nằm ở những gì Đức Chúa Trời đã phán dạy kìa! Bạn thấy đấy, giống như một thân thể không còn huyết trở thành một xác chết, cũng một thể ấy đức tin mà không có huyết thanh tẩy của Chúa Jêsus là đức tin CHẾT! Huyết là nền tảng của đức tin và cách thực hành của chúng ta. Hội thánh, Kinh thánh, Tin Lành và đức tin chúng ta, tách ra khỏi Huyết, hết thảy đều chết! Nhưng, cảm tạ Đức Chúa Trời vì cớ Huyết! Tôi vui sướng khi có thể trình bày cho các bạn thấy rằng Huyết vẫn còn có ở đó!
            Nhiều người khác có thể tránh né đối với sự thực nói tới ơn cứu rỗi chiếu theo Huyết, nhưng tôi sẽ bám lấy Huyết. Tôn giáo có thể chê bai huyết và gọi huyết là lỗi thời, gớm ghiếc và dã man, nhưng tôi sẽ luôn gắn bó với Huyết của Chúa Jêsus. Robert Lowry nói đúng khi ông viết ra bài hát xưa ấy "Huyết Chúa Mầu Nhiệm Biết Bao". Sáng nay, tôi sẽ giảng về đề tài nhắm vào tư tưởng nầy Không Chi Khác Hơn Huyết.
            Nếu bạn chưa bao giờ tin cậy Đức Chúa Jêsus Christ bằng đức tin cứu rỗi, sứ điệp nầy được biên soạn để chỉ cho bạn thấy những gì chỉ có huyết của Đấng Christ mới có thể làm được trong đời sống của bạn. Nếu bạn đã được cứu, khi ấy sứ điệp nầy sẽ góp phần như một sự nhắc nhớ khích lệ về mọi điều bạn đang có trong Đức Chúa Jêsus Christ hôm nay.
            Hãy chú ý với tôi những gì chỉ có Huyết mới có thể làm cho bạn khi chúng ta cùng nhau nhìn vào: “Không Chi Khác Hơn Huyết".
Không Chi Khác Hơn Huyết Có Thể:
I. TẠO RA MỘT ĐẤNG CỨU THẾ (câu 20)
A. Theo câu nầy, Chúa Jêsus đã được "định sẵn", trước khi thế gian từng được dựng nên để trở thành Của Lễ dâng lên vì cớ tội lỗi. (Minh hoạ: Khải huyền 13:8)
B. Ngài đã hoàn tất nhiều việc trong khi còn bước đi trên đất nầy:
1. Đức Chúa Trời trở nên xác thịt – Giăng 1:1, 14; Philíp 2:5-8
2. Chúa Jêsus đã làm ứng nghiệm các lời tiên tri trong Cựu Ước:
a. Sanh ra bởi nữ đồng trinh – Êsai 7:14
b. Chào đời tại thành Bếtlêhem – Michê 5:1
c. Dòng dõi của David – Giêrêmi 23:5
d. Thống khổ nhân – Mathiơ 8:20; Êsai 53:3
e. Người có lòng thương xót – Êsai 42:3; Minh hoạ: Nhiều phép lạ của Ngài và những lần tiếp xúc với hạng người sa ngã.
3. Chúa Jêsus đã sống một đời sống vô tội – I Phierơ 2:22; II Côrinhtô 5:21
4. Chúa Jêsus đã dạy một phương thức sống tốt hơn – Minh hoạ: Mathiơ 5:27-48"Các ngươi có nghe lời phán….Nhưng, ta phán cùng các ngươi".
5. Chúa Jêsus biện hộ cho lẽ thật của Đức Chúa Trời – Ngài thanh tẩy Đền thờ – Giăng 2:15. Ngài luôn luôn ở về phía phải!
6. Chúa Jêsus nêu gương Đức Chúa Trời một cách trọn vẹn trước mặt loài người – Giăng 14:9
7. Chúa Jêsus đã làm nhiều việc mà Giăng tuyên bố thế gian quá nhỏ không chứa hết những sách đã được viết về các việc làm của Ngài – Giăng 21:25.
C. Tuy nhiên, Chúa Jêsus không hề trở thành Cứu Chúa của con người cho tới chừng nào Ngài trèo lên đồi Gôgôtha, bị đóng đinh vào thập tự giá và đã đổ Huyết quí báu của Ngài ra, (được xem là một giá rất cao). (Minh hoạ: Ấy chẳng phải sự sống của Đấng Christ hay sự dạy của Ngài cứu vớt linh hồn đâu, chính Huyết của Ngài là chỉ có huyết ấy mà thôi – Hêbơrơ 9:22).
D. Trong sự chết của Ngài, Ngài đã trở thành Cứu Chúa của chúng ta! (Minh hoạ: Giăng 15:13).
Không Chi Khác Hơn Huyết:
II. CÓ THỂ MUA ĐƯỢC TỘI NHÂN (các câu 18-19)
A. Câu 18 tuyên bố chúng ta đã được "chuộc". Từ ngữ nầy có ý nói: "phóng thích bằng một giá chuộc".
B. Hạng tội nhân cần sự mua chuộc. Tại sao?
1. Họ là nô lệ của tội lỗi – Rôma 3:23; Rôma 3:10; Êphêsô 2:1-3; Giăng 8:44.
2. Họ bị hư mất và bị phân cách xa khỏi Đức Chúa Trời – Êsai 59:2
3. Họ bị Địa Ngục ràng buộc và vô vọng ngoài Chúa Jêsus – Thi thiên 9:17.
C. Huyết của Đấng Christ ban hiến sự cứu chuộc mà hạng tội nhân có cần.
1. Huyết buông tha chúng ta ra khỏi quyền lực của tội lỗi – Rôma 6:14
2. Huyết đem chúng ta vào mối tương giao với Đức Chúa Cha – Khải huyền 5:9
3. Huyết cung ứng sự bình an và sự bảo đảm – Rôma 5:1
4. Huyết làm thay đổi số phận đời đời của chúng ta – Rôma 5:9 (Minh hoạ: Khải huyền 7:9-14).
D. Hãy thử bất cứ điều chi bạn muốn, chỉ có Huyết mới phù hợp cho con người để đến được Thiên Đàng!
            (Minh hoạ: Nhà thần học Emery Bancroft đã viết: "Cách đây mấy năm, một giáo hội nghị được tổ chức ở Chicago, trong sự kết nối với Hội Chợ Thế Giới. Ở giáo hội nghị đó, các tín ngưỡng của dân tộc lớn trên thế giới đều có mặt. Từng người một, các nhân vật hàng đầu đã đứng dậy rồi cao rao cho Phật giáo, Khỗng giáo, Ấn giáo, và [Hồi giáo]. Khi ấy, Mục sư Joseph Cook ở Boston, ông được chọn để đại diện cho Cơ đốc giáo, đứng dậy phát biểu. 'Đây là bàn tay của Bà Macbeth', ông nói: 'đã vấy máu giết người ở Duncan”. Hãy nhìn vào bà ấy khi bà ấy đi một vòng qua các sảnh đường cùng các bức màn ngôi nhà của bà ta, dừng lại để khóc: "Hãy ra khỏi chỗ đó [bị rủa sả]! Tôi nói hãy ra khỏi đó đi! Liệu hai bàn tay nầy có được sạch không?"' Rồi xây qua những người ngồi trên khán đài, ông nói: 'Có ai trong các bạn, người nào đang lo truyền bá các hệ thống tôn giáo của mình có thể hiến cho bất kỳ một sự làm sạch nào hiệu quả cho tội lỗi của tội ác của bà Macbeth không?' Một sự in lặng ngột ngạt chiếm lấy hết mọi người....Chỉ có huyết của Đấng Christ mà thôi ... mới có thể thanh tẩy lương tâm khỏi các công việc chết để phục vụ Đức Chúa Trời hằng sống". Tiếp đến ông dẫn chứng I Giăng 1:7: "huyết của Đức Chúa Jêsus, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta". Với câu nói đó, ông ngồi xuống).
E. Người nào đã được cứu có thể hát lên bài ca của người được chuộc. (Minh hoạ: Niềm vui của việc nhận biết bạn đã được cứu cho đến đời đời qua Huyết của Chúa Jêsus).

Không Chi Khác Hơn Huyết:
III. CÓ THỂ TẨY SẠCH HẾT TỘI LỖI (câu 22)
A. Câu 22 tuyên bố rằng sự vâng theo lẽ thật của Lời Đức Chúa Trời tẩy sạch linh hồn khỏi tội lỗi.
B. Đây luôn luôn là chương trình của Đức Chúa Trời:
1. Ađam và Êva – Sáng thế ký 3:21
2. Cain và Abên – Sáng thế ký 4:2-4
3. Nôê sau nước lụt – Sáng thế ký 8:20-21
4. Khi Đức Chúa Trời ban bố các hướng dẫn thờ phượng cho người Do thái, Ngài đòi hỏi Huyết – Lêvi ký 4:4-5; Lêvi ký 17:11.
5. Dưới giao ước mới, Ngài vẫn không đổi ý định của mình – Hêbơrơ 9:22.
C. Tuy nhiên, ngay cả với tất cả hàng triệu gallons huyết đổ ra trải qua nhiều trăm năm, không một tội nào được tẩy sạch. Chúng chỉ cuộn lại đó cho tới thời điểm khi Chúa Jêsus bước lên thập tự giá và đổ Huyết Ngài ra vì tội lỗi chúng ta. (Minh hoạ: Hêbơrơ 9:11-14; Hêbơrơ 10:4-14).
D. Tôn giáo không thể làm việc ấy, các việc lành không thể làm việc ấy, cố ý suy nghĩ không thể làm việc ấy, các lời hứa chân thành không thể làm việc ấy, nhưng một lần bước tới bàn thờ xa xưa kia có thể! (Minh hoạ: Người đàn bà bên giếng – Giăng 4:13-14).

Không Chi Khác Hơn Huyết
IV.  CÓ THỂ BẢO TOÀN CHO NGƯỜI THÁNH ĐỒ (câu 23)
A. Những gì Huyết đang làm trong chúng ta là một công việc cho đến đời đời! (Minh hoạ: hột giống không hay hư nát).
B. Huyết bảo đảm cho chúng ta sự an ninh đời đời. (Giăng 3:16; Êphêsô 4:30).
C. Huyết cung ứng sự an ninh! (Minh hoạ: Nếu các việc lành là những gì tôi tin cậy, sẽ ra sao nếu chúng trở xấu đi? Nếu tôi tính mình sẽ làm điều thiện, sẽ ra sao nếu tôi trở xấu đi?) Huyết hứa sự an ninh tuyệt đối trong Chúa Jêsus – Giăng 10:28.
            Minh hoạ: Trong nhiều năm trời, ở khu chợ Rotterdam, Hoà lan, có một ngôi nhà ở góc kia ai cũng biết là "ngôi nhà của hàng ngàn kinh hãi". Trong thế kỷ thứ 16, Vua Philip II của xứ Tây ban Nha đã trị vì trên xứ Hoà lan. Trong nhà tù xứ Hoà lan, ông đã tra tấn, gây thương tật, bắt bỏ tù, và lưu đày hàng ngàn người. Khi dân chúng nổi dậy không tuân theo ông nữa, ông sai một đội quân Tây ban Nha dưới quyền của Duke xứ Alva để dập tắt cuộc nổi loạn.
            Thành Rotterdam đã dũng cảm giữ được một thời gian, rồi sau cùng sụp đổ trước quân đội Tây ban Nha. Những người chiến thắng đã đi từng nhà một, lục lọi tìm kiếm các công dân, rồi giết họ tại nhà của họ. Trong một ngôi nhà, một nhóm người, đàn ông, đàn bà và trẻ em đã cùng nhau tụm lại, một ngàn kinh hãi đã bắt lấy tấm lòng của họ khi binh lính Tây ban Nha đến gần.
            Thình lình một thanh niên có ý kiến. Bắt lấy một con dê nhỏ trong vườn, anh ta giết nó, rồi với một cây chổi quét huyết của nó dưới cửa của ngôi nhà. Rồi họ nín thở chờ đợi khi bước chơn đến gần. Không bao lâu sau đó, binh lính Tây ban Nha đang trao đổi đồ đạt tại ngay cửa. Thế rồi họ nghe một tên lính nói "hãy lấy huyết đang chảy dưới cánh cửa kia, hãy ra đi, quí vị, công việc ở đây đã làm xong rồi!"
            Một lát sau, quân đội rút đi, cho phép một nhóm người đang dâng lời cảm tạ bước ra, thật an toàn. Họ đã sống vì một con dê đã chịu chết.
            Minh hoạ: Trong các cuộc chiến ở Nam Phi, vài người lính Anh bị thương suy nhược và đã ở dưới hoả lực nặng nề từ phía kẻ thù. Trong chỗ thất vọng, họ sử dụng chính máu của mình để vẽ hình thập tự màu đỏ trên miếng vải màu trắng. Họ cột miếng vải nầy vào một khẩu súng trường rồi đặt nó ở bên trên giao thông hào của họ. Kẻ thù của họ nhìn thấy biểu tượng ấy và đã tôn trọng nó, xây hoả lực sang chỗ khác.
            Minh hoạ: Sau thất bại của Napoleon tại  Waterloo, ông thường xuyên chỉ vào đốm đỏ trên bản đồ bao phủ hết khu vực Waterloo. Khi ấy, ông nói: "Nếu không phải vì đốm đỏ đó, ta đã là Hoàng đế của cả thế giới rồi!"  Satan phải sử dụng nhiều thì giờ chỉ ra cái đốm đỏ gọi là Gôgôtha rồi tuyên bố: "Nếu không vì cái đốm đỏ kia, ta sẽ là chủ nhân của nhiều linh hồn rồi". Cảm tạ Đức Chúa Trời vì cái đốm đỏ được gọi là Gôgôtha kia!
            Minh hoạ: Chỉ ở trong Huyết của Chúa Jêsus, một người tìm thấy ơn cứu rỗi chơn thật, đời đời!
            Minh hoạ: Được "cứu", có nghĩa là "được cứu ra khỏi tổn hại và hiểm nguy". Nếu tôi vẫn còn ở trong nguy hiểm, thế thì tôi chưa được cứu! Nếu có mối nguy hiểm nhẹ nhất để tôi có thể mất ơn cứu rỗi của mình, thế thì tôi chưa được cứu.
            Minh hoạ: Hãy hình dung một người đang trầm mình ở giữa hồ. Nếu tôi chèo ra gần anh ta rồi trao cho anh ta một quyển sách dạy bơi, và chẳng có gì khác nữa, khi ấy anh ta không được cứu. Nếu tôi bảo anh ta chịu khó lội đi, anh ta không được cứu; nếu tôi kéo anh ta về hướng bờ chừng 10 feet thôi, khi ấy anh ta vẫn chưa được cứu. Nhưng khi tôi nhảy xuống nước, nâng anh ta lên rồi đặt anh ta an toàn lên bờ, khi ấy và chỉ khi ấy anh ta mới được cứu! Chúng ta đã được CỨU trong Chúa Jêsus!
            Minh hoạ: Côlôse 3:3 – Chúng ta được giấu VỚI Đấng Christ TRONG Đức Chúa Trời – Một bức tường bảo hộ gấp bằng hai!
Không Chi Khác Hơn Huyết
V.  CÓ THỂ HỨA ƠN CỨU RỖI (các câu 24-25)
A. Nếu bạn chưa được cứu hôm nay, chỉ có Huyết của Chúa Jêsus mới hiến cho bạn bất kỳ hy vọng nào về ơn cứu rỗi (Công Vụ các Sứ Đồ 16:31).
B. Huyết không hề, và sẽ không bao giờ mất đi quyền phép giải cứu của nó – Hêbơrơ 7:25; Truyền đạo 3:14.
C. Quyền phép của huyết ấy vẫn sẵn có hôm nay cho hết thảy những ai chịu đến, Khải huyền 22:17; Rôma 10:13; Giăng 3:16.
Phần kết luận: Minh hoạ: Cách đây nhiều ngày ở Detroit, bang Michigan, nhà truyền đạo nổi tiếng, Mục sư Charles Finney, đã giảng với đề tài: "Huyết của Đức Chúa Jêsus Christ, Con Đức Chúa Trời, làm sạch mọi tội chúng ta", xem I Giăng 1:7. Sau buổi thờ phượng, một người lạ đến mời Mục sư  Finney đi về nhà với ông ta. Các viên chức trong hội thánh có lời ngăn trở vì họ biết người đó, Mục sư Finney cùng đi với người ấy.
            Sau khi đưa nhà truyền đạo vào phía sau toà nhà, người lạ kia khoá cửa lại, đút chìa khoá vào túi quần, rồi nói: "Đừng sợ. Tôi sẽ không làm hại ông đâu. Tôi chỉ muốn hỏi vài câu thôi. Ông có tin những gì ông đã giảng tối nay không?’
            Mục sư Finney đáp: "Chắc chắn là tôi tin đó".
            Người kia hỏi tiếp: "Chúng ta đang ở phía sau một quán rượu. Tôi là người sở hữu duy nhứt. Nhiều người mẹ đến đây, đặt con trẻ của họ lên quầy, rồi nài xin tôi đừng bán rượu cho chồng của họ nữa. Tôi xây cái lỗ tai điếc qua lời kêu nài của họ. Chúng ta vừa nhìn thấy điều đó khi một người đàn ông rời khỏi đây không sao hết. Hơn một đêm, một người rời khỏi đây đã bị giết do đưa các chứng đạo đơn đến. Mục sư Finney, nói cho tôi biết đi, Đức Chúa Trời có thể tha thứ một người như tôi không?"
            Mục sư Finney đáp: "Tôi có duy nhứt thẩm quyền của Lời Đức Chúa Trời, Lời ấy phán: ‘Huyết của Đức Chúa Jêsus Christ, Con Đức Chúa Trời, làm sạch mọi tội chúng ta".
            Người kia nói thêm: "Nhưng bấy nhiêu chưa phải là đủ đâu. Trong một căn phòng khác, chúng tôi tổ chức đánh bạc. Nếu một người không chi tiền vào rượu, chúng tôi đưa hắn trở lại đây rồi với những lá bài có đánh dấu, người ấy sẽ mất sạch cho đến đồng đôla sau cùng. Chúng tôi đưa hắn về nhà không một xu dính túi với cả gia đình đang đói khát. Mục sư Finney, tôi là người chủ duy nhứt. Hãy nói cho tôi biết Đức Chúa Trời có thể tha thứ cho một kẻ có một tấm lòng như thế chăng?"
            Một lần nữa, Mục sư Finney đáp: "Tôi chỉ có một thẩm quyền, Lời của Đức Chúa Trời phán: ‘Huyết của Đức Chúa Jêsus Christ, Con Đức Chúa Trời, làm sạch mọi tội chúng ta".
            Người kia lại nói nữa. "Bấy nhiêu chưa đủ đâu. Bên kia đường là nhà của tôi, vợ và đứa con gái nhỏ của tôi sống với tôi ở đó. Không một người nào có được một lời tử tế trong năm năm qua. Thân thể của họ mang lấy dấu hiệu của những lần tấn công của tôi. Mục sư Finney, ông có nghĩ Đức Chúa Trời sẽ tha thứ cho một kẻ có tấm lòng như thế chăng?"
            Cái đầu của Mục sư Finney hạ thấp xuống. Đôi mắt ông đẫm nước mắt khi ông nói: "Bạn ơi, bạn đã vẽ lên một bức tranh tối tăm nhất mà tôi từng nhìn vào, nhưng tôi vẫn có một thẩm quyền nói rằng: ‘huyết của Đức Chúa Jêsus Christ làm sạch chúng ta khỏi mọi tội".
            Người kia bèn mở cửa ra, đưa nhà truyền đạo vào chỗ tối, rồi cứ ở đó cho đến trời sáng — ông ta chẻ hết mấy cái bàn đánh bạc rồi trút hết mấy chai rượu xuống bồn rửa chén. Băng qua đường, vào nhà ông ta ngồi ở phòng khách. Đứa con gái nhỏ của ông ta lên tiếng: “Bố ơi, mẹ nói điểm tâm đã sẵn sàng rồi". Khi ông ta trả lời tử tế với nó, nó chạy vào nói với mẹ mình: "Bố nói tử tế với con! Có vấn đề rồi đấy!" Người mẹ đi theo đứa con gái ra phòng khách. Người kia kể lại hết cho hai người nghe. Mỗi người ở một bên đầu gối, ông ta giải thích trước sự kinh ngạc của họ rằng họ đã có một người chồng và người cha mới. Ông ta kết thúc: "Tôi đã sống với công việc ấy ở bên kia đường!" Người nầy sau cùng đã trở thành một thuộc viên, rồi một chức dịch trong hội thánh hàng đầu ở Detroit. Khi được yêu cầu ông ta thuật lại cách thức đời sống mình được thay đổi, ông ấy sẽ đáp: "‘huyết của Đức Chúa Jêsus Christ làm sạch chúng ta khỏi mọi tội".
            Điều chi có thể rửa sạch tội lỗi của bạn vậy? Không Chi Khác Hơn Huyết của Chúa Jêsus! Điều cho có thể làm cho bạn sạch sẽ lại chứ? Không Chi Khác Hơn Huyết Của Chúa Jêsus! Ồ, quí báu thay là dòng huyết khiến cho tôi được trắng hơn tuyết, tôi không còn biết có dòng suối nào khác. Không Chi Khác Hơn Huyết của Chúa Jêsus. Có phải tội lỗi của bạn đang ở dưới huyết của Chúa Jêsus hôm nay không? Quí bạn thân mến của tôi ơi, nếu bạn chưa được cứu, làm ơn gạt qua hết một bên những gì ngăn trở bạn và hãy đến với Chúa Jêsus ngay bây giờ đi.



Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

I PHIERƠ 1:18-20: "TẠI SAO NGÀI PHẢI LÊN ĐỒI GÔGÔTHA"


I Phierơ 1:18-20
TẠI SAO NGÀI PHẢI LÊN ĐỒI GÔ GÔTHA?
Phần giới thiệu: Có một bài hát mà ca đoàn hát nhiều lần, trong đó dòng đầu tiên đưa ra một câu hỏi như sau: "Sao Ngài phải lên đồi Gôgôtha? Sao Ngài phải đổ huyết sự sống của Ngài ra vì tôi? Sao Ngài phải chịu khổ khi chẳng có ai dám chịu? Chỉ có một lý do mà thôi, tôi là người ấy?" Giai điệu của bài hát ấy tiếp tục nói cho chúng ta biết rằng Ngài yêu thương chúng ta, và đây là lý do Chúa Jêsus đã gánh chịu những gì Ngài đã chịu trên thập tự giá. Nhất định, đây là một tư tưởng rất thực. Rốt lại, Kinh thánh nói rõ ràng: "Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết", Rôma 5:8.
            Tuy nhiên, chúng ta cần phải hiểu rằng đây là góc cạnh duy nhứt của món nữ trang có nhiều mặt. Có những lý do khác nữa cùng nhau tới đến khiến cho thập tự giá thành ra một thực tại. Phierơ chạm đến một số lý do đó trong phân đoạn nầy.
            Sáng nay, tôi muốn hỏi và đáp thắc mắc: "Tại Sao Ngài Phải Lên Đồi Gôgôtha?" Tôi nghĩ các lý do chính đã được đưa ra trong phân đoạn Kinh thánh nầy, và tôi muốn chia sẻ chúng với bạn hôm nay. Khi chúng ta cùng nhau xem xét phân đoạn Kinh thánh quan trọng nầy, hãy để cho Chúa phán với tấm lòng của bạn. Nếu bạn chưa từng tin cậy Đức Chúa Jêsus Christ là Cứu Chúa của bạn, hôm nay, bạn sẽ có cơ hội ấy! Nếu bạn đã được cứu, bạn sẽ có một sự hiểu biết khá hơn về lý do tại sao Ngài đã làm những điều Ngài đã làm vì bạn trên cây thập tự. Dù là cách thế nào đi nữa, chúng ta hãy cùng nhau khám phá, trả lời cho thắc mắc "Tại Sao Ngài Phải Lên Đồi Gôgôtha?"
I. CÓ MỘT CHƯƠNG TRÌNH PHẢI HOÀN TẤT (câu 20a)
A. Đây là một chương trình xa xưa Câu nầy cho chúng ta biết rằng những gì Chúa Jêsus làm  "đã định sẵn trước buổi sáng thế". Giờ đây, cụm từ "đã định trước" được một số người sử dụng để nói tới "tri thức cao". Nói cách khác, Đức Chúa Trời vốn biết rõ mọi điều Chúa Jêsus sẽ làm và được Ngài tán thưởng trên thập tự giá. Ý chính của cụm từ đó không phải là ý nói tới "tri thức cao" đâu, mà nói tới "hoạch định cao". Không những  Đức Chúa Trời biết rõ những gì Chúa Jêsus sẽ làm, mà Ngài còn hoạch định Chúa Jêsus sẽ đến với trần gian nầy và chịu chết trên thập tự giá vì cớ tội lỗi của con người nữa.
            Chương trình nầy đã có ở trong tấm lòng của Đức Chúa Trời trước khi tội lỗi từng có ở trong tấm lòng của con người! Trước khi Ađam phạm tội trong Vườn, Đức Chúa Trời đã khởi sự rồi một chương trình trở thành hành động sẽ lên đến cực điểm nơi sự chết của Chúa Jêsus trên thập tự giá, và sự phục hoà của hạng tội nhân hư mất với Đức Chúa Trời. Thực vậy, như Đức Chúa Trời vốn quan tâm sâu sắc, Đức Chúa Jêsus Christ đã chịu chết trước khi thế gian từng được hình thành, Khải huyền 13:8. Quí bạn của tôi ơi, đây là một bức tranh nói tới ân điển thanh sạch! Rằng Đức Chúa Trời sẽ cung ứng ơn cứu rỗi trước khi có ai tiếp cứu là đáng ngạc nhiên!
B. Đây là chương trình duy nhứt Có người nhìn vào Chúa Jêsus đang chết trên thập tự giá và họ kết luận rằng sở dĩ như vậy là do mắc phải một tội hình nào đó khủng khiếp lắm. Không một điều gì có thể vượt quá sự thật! Thập tự giá không khiến cho Chúa phải lấy làm kinh ngạc! Ngài không phải chuyển sang kế hoạch "B" khi mọi sự khác đã thất bại đâu! Ngài đã hoạch định về thập tự giá. Thực vậy, đây là chương trình duy nhứt mà Ngài đã có!
            Ngay trước khi con người phạm tội trong Vườn Êđen, Đức Chúa Trời đã hoạch định cung ứng cho ơn cứu rỗi qua sự chết của Con Ngài trên cây thập tự. Quí bạn ơi, bạn thấy đấy, chẳng có một chương trình nào dành cho tín đồ dù là hệ phái nào hay cho người Công giáo. Không có một con đường nào dành cho tín đồ Trưởng lão hay cho người Hồi giáo. Chỉ có một chương trình duy nhứt và chương trình đó nói rằng hạng tội nhân hư mất được cứu do tiếp nhận Đức Chúa Jêsus Christ là Chúa và Cứu Chúa của riêng họ! Hãy lắng nghe những gì Kinh thánh nói về vấn đề nầy: Giăng 14:6; Rôma 10:9; Rôma 10:13; Giăng 3:16. Phương thức duy nhứt bạn sẽ được cứu khỏi tội lỗi của bạn, được phát ra từ một cõi đời đời trong Địa Ngục và được lập sẵn sàng để gặp Đức Chúa Trời trên Thiên đàng là dành cho bạn phải đặt đức tin mình nơi Đức Chúa Jêsus Christ và tiếp nhận chương trình của Ngài.
            (Minh hoạ: Đức Chúa Trời không bao giờ dự trù cho loài người phải cố gắng và làm việc theo cách của họ để lên Thiên đàng đâu, Êphêsô 2:8-9. Đức Chúa Trời không hề dự trù cho tôi lập ra các thần rồi thờ lạy họ hầu xoá bôi mọi tội lỗi của họ, Êsai 45:22. Đức Chúa Trời không hề muốn con người bị kẹt bẫy trong một đời sống phung phí rồi sau đó là một Địa Ngục đời đời không dứt. Đấy là lý do tại sao Ngài sai Con Ngài đến để chịu chết trên cây thập tự! Ngài đã làm điều đó để cứu con người ra khỏi tôn giáo! Ngài đã làm điều đó để cứu con người ra khỏi sự hư không của các thần lừa dối. Ngài đã làm điều đó để giải cứu hạng người bị hư mất ra khỏi các ngọn lửa của Địa Ngục. Ngài đã làm điều đó cho bạn! Hãy nhớ, Đức Chúa Trời có một chương trình duy nhứt và nếu bạn mong được lên Thiên đàng, bạn sẽ đi theo đường lối của Ngài, hoặc bạn sẽ chẳng đi tới đâu hết!)
Tại Sao Ngài Phải Lên Đồi Gôgôtha?
Để Hoàn Tất Một Chương Trình.
II. CÓ MỘT GIÁ PHẢI TRẢ  (các câu 18-19)
A. Giá chuộc  - Khi Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá, Ngài đã trả một món nợ mà Ngài không có mắc thay cho những kẻ đã mắc một món nợ mà không thể trả được. Con người đã phạm tội chống nghịch Chúa và đã bị bán dưới quyền tội lỗi! Phương thức duy nhứt họ được giải thoát là một giá chuộc cần phải được trả cho họ.
            Cách duy nhứt để hiểu điều nầy là nhìn vào đó từ quan điểm của Đức Chúa Trời. Khi Ngài dựng nên con người, Ngài đã dựng nên người trong sự vô tội và đã đặt người vào một khu vườn xinh đẹp, ở đó từng nhu cần đều được chu cấp cho. Sự cấm đoán duy nhứt Đức Chúa Trời đặt để trên con người là ngăn không cho ăn cây biết điều thiện và điều ác. Đức Chúa Trời căn dặn con người nếu ngày nào họ ăn trái của cây ấy, họ sẽ chết, Sáng thế ký 2:15-17. Điều nầy có ý nói rằng con người chắc chắn sẽ chết về phần xác và thân thể họ sẽ trở về đất. Họ sẽ chết đời đời một cách hoàn toàn và bị dẫn tới Địa Ngục để ở đời đời trả giá cho tội lỗi mình chống nghịch lại Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, điều đó cũng có ý nói rằng con người sẽ chết ngay tức khắc theo một ý nghĩa thuộc linh rồi bị phân cách xa khỏi Đức Chúa Trời, Êsai 59:2; Êphêsô 2:1-3. Khi Ađam đã ăn trái của cây bị cấm, Sáng thế ký 3:1-24, con người đã chết y như Đức Chúa Trời đã phán rằng ông sẽ chết.
            Những gì con người có cần là một Cứu Chúa. Đấng có thể trả giá món nợ tội đã mắc với Đức Chúa Trời và sửa ngay lại mọi việc. Đây đúng là những gì Chúa Jêsus đã làm khi Ngài chịu chết trên thập tự giá. Ngài đã trả giá món nợ mà Ađam đã phát sinh khi ông phạm tội trong Vườn Êđen. Ngài cũng đã trả món nợ mà ai nấy trong chúng ta mắc với Đức Chúa Trời, nếu chúng ta chỉ tiếp nhận Ngài bởi đức tin.
            Khi Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá, huyết của Ngài hủy bỏ món nợ của bạn, nếu bạn chỉ tin theo Ngài. Đây là lẽ đạo của Kinh thánh! Đây là những gì Lời của Đức Chúa Trời dạy dỗ. Sự cứu rỗi không đến qua những việc thuộc đời nầy như "bạc hoặc vàng" là sinh hoạt và nghi thức tôn giáo vô giá trị, câu 18! Ơn ấy chỉ đến qua huyết quí báu của Đức Chúa Jêsus Christ đổ ra!

(Lưu ý: Hêbơrơ 9:12-14; 24-28; 10:11-14; Côlôse 2:13-14; Êphêsô 1:7; 2:11-22; Khải huyền 1:5. Sợi chỉ màu đỏ điều nầy xỏ từ sách sách Sáng thế ký  đến sách Khải huyền nói cho chúng ta biết về tình yêu của một Đức Chúa Trời cao cả dành cho hạng tội nhân, và thái độ bằng lòng của một Cứu Chúa chịu chết trong chỗ của chúng ta! Đây là tư tưởng đã kích thích tác giả bài hát thắc mắc: "Điều chi có thể rửa sạch tội lỗi tôi?" Và rồi trả lời với giọng đức tin đắc thắng: "Không một chi khác trừ ra huyết Chúa Jêsus!" "Điều chi khiến cho tôi được trọn lành? Không một điều chi khác trừ ra huyết Chúa Jêsus! Huyết Chúa tuôn tràn làm cho tôi sạch trong hơn tuyết! Tôi chẳng biết có dòng suối nào khác trừ ra huyết Chúa Jêsus!")
B. Một giá chuộcCác câu 18 và 19 cho chúng ta biết rằng huyết của Chúa Jêsus đưa người tin Chúa vào tình trạng được chuộc. Đây là một cụm từ đến với chúng ta từ việc buôn nô lệ đời xưa. Nó có ý nói "mua một nô lệ từ khu chợ ra khỏi ổ nô lệ rồi được giải phóng đời đời ra khỏi vòng nô lệ của người ấy". Nói khác đi, khi Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá, Ngài cung ứng phương tiện bởi đó hạng tội nhân hư mất, bị địa ngục trói buộc, bị bẫy rập trong chỗ hư không của đời sống lãng phí và họ đang hướng tới cõi đời đời không có có Đức Chúa Trời, không có Đấng Christ, họ sẽ được buông tha ra khỏi tình trạng nô lệ của họ và được giải thoát ra khỏi chốn hình khổ của họ! Đấy là những gì sự cứu chuộc nói tới!
            Tôi chúc phước cho danh của Ngài khi Ngài đến để buông tha cho tội nhân! Ngài đã đến để trả cái giá mà chúng ta không thể trả. Ngài đã đến để phá vở khỏi đời sống chúng ta những xiềng xích tội lỗi đang trói buộc chúng ta và buông tha cho chúng ta được tự do. Ngài đến để làm cho chúng ta những gì chúng ta không thể làm cho chính mình: Ngài đã đến để cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi mình và buông tha cho chúng ta được tự do để phục vụ Đức Chúa Trời hằng sống. Ngài đã đến để thay đổi diện mạo của chúng ta; hướng đi của chúng ta; sự tin kính của chúng ta và số phận của chúng ta. Ngài đã đến đặng chuộc lấy kẻ bị mất về với Đức Chúa Trời, Êphêsô 2:4-10!
(Lưu ý: Khi chúng ta ở trong Chúa Jêsus, chúng ta được giải phóng ra khỏi sự thống trị của tội lỗi, Rôma 6:14. Chúng ta được giải phóng ra khỏi luật của sự chết đang tiêu diệt dòng giống con người mỗi ngày, Giăng 5:25. Chúng ta được buông tha ra khỏi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời và khỏi sự xét đoán đời đời trong Địa Ngục, Rôma 8:1. Chúng ta được giải phóng để sống cho Đức Chúa Trời và để hầu việc Ngài trong vẻ đẹp của sự thánh khiết. Quí bạn ơi, nếu bạn chưa được cứu, bạn phải suy nghĩ mình cần được giải phóng. Nhưng, bạn chưa hề nếm sự tự do cho tới chừng nào bạn đã kinh nghiệm những gì Chúa Jêsus ban cho, Giăng 8:36).
C. Một giá hợp lý Một người có thể lấy làm lạ, tại sao Chúa Jêsus phải bước lên thập tự giá. Câu trả lời nằm trong sự thực một Đức Chúa Trời thánh khiết đã bị xúc phạm bởi tội lỗi của con người. Việc duy nhứt bôi xoá thành tích ghi trong các sách điều ác là sự chết của Chiên Con Đức Chúa Trời trên thập tự giá. Đấng Vô Tội đã chiếm lấy chỗ của kẻ có tội, II Côrinhtô 5:21. Kể từ khi con thú đầu tiên bị giết trong Cựu Ước, điều nầy luôn luôn là phương pháp của Đức Chúa Trời trong việc xử lý với tội lỗi. Tuy nhiên, một tội duy nhứt không phải được thanh lọc bởi huyết của hàng triệu con sinh bị giết đó đâu. Tội lỗi đã bị xử lý trong giây lát. Tuy nhiên, khi Chúa Jêsus ngự đến và chịu chết trên thập tự giá, huyết của Ngài đã làm những gì huyết của tất cả các loài thú đó không thể làm được, huyết ấy cất tội lỗi đi cho đến đời đời, Giăng 1:29; Hêbơrơ 9:9-14.
            Mọi người đều là tội nhân, Rôma 3:10; 23, và Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời thánh, Ngài phải xử lý công bình với tội lỗi của con người. Điều nầy có ý nói rằng từng người một chào đời vào thế gian nầy đã sanh ra dưới sự xét đoán của cơn thạnh nộ Ngài và bị định cho Địa Ngục, Rôma 6:23. Tuy nhiên, khi Chúa Jêsus đã bước vào thế gian nầy và đã chịu chết trên thập tự giá, Ngài đã làm thoả mãn đời đời mọi đòi hỏi của Đức Chúa Trời và đã mở ra con đường cứu rỗi cho những ai hư mất không có Ngài, I Giăng 2:2; Êsai 53:11.
(Lưu ý: Hết thảy chúng ta nên cảm tạ Đức Chúa Trời vì Con Ngài, là Đức Chúa Jêsus Christ. Chúng ta nên cảm tạ Đức Chúa Trời vì Ngài đã lập một con đường cho tội lỗi chúng ta được cất đi cho đến đời đời. Ngài đã mở ra một con đường để chúng ta có thể được cứu. Ngài đã làm những gì chúng ta không thể làm được!)
            Có một giá phải trả. Chúa Jêsus đã trả giá ấy và giờ đây hạng tội nhân hư mất có thể được cứu. Có phải bạn đặt đức tin mình vào sự hy sinh mà Chúa Jêsus đã làm trên đồi Gôgôtha không? Chẳng có một sự trông cậy nào khác cũng không có một phương pháp nào khác sẵn có cho linh hồn bạn, mà chỉ có những gì được Đức Chúa Trời hiến cho qua huyết đổ ra của Con Ngài, là Đức Chúa Jêsus Christ.
Tại Sao Ngài Phải Lên Đồi Gôgôtha?
Để Trả Một Giá
III. CÓ MỘT DÂN ĐƯỢC BUÔNG THA (các câu 18, 20b)
(Minh hoạ: Mấy câu nầy nói rõ ràng Chúa Jêsus đã đến để chuộc lấy con người ra khỏi vòng nô lệ trong tội lỗi của họ. Câu 20 nói đơn giản rằng Ngài đang tỏ ra "vì cớ anh em". Ngài đến để buông tha cho bạn. Tự do khỏi những gì bạn có thể thắc mắc. Tự do khỏi mọi sự đang trói buộc bạn, hầu cho bạn được tự do để phục vụ Ngài một cách trọn vẹn. Thực vậy, nếu bạn chưa được cứu, bạn đang bị trói buộc đến nỗi bạn không thể tưởng tượng được! Mấy câu nầy nhắc tới hai việc đang trói buộc tội nhân, từ đó Chúa Jêsus đã ngự đến để giải phóng cho chúng ta được tự do).
A. Khỏi cuộc sống trống rỗng Hãy chú ý phần nhắc tới "sự ăn ở không ra chi" trong câu 18. Cụm từ "sự ăn ở" đề cập tới "phương pháp sống, hay cách cư xử trong cuộc sống” của một người, hay cách cư xử của người trong cuộc sống". Cụm từ "không ra chi" có nghĩa là "trống rỗng". Phierơ nói rằng người nào ở ngoài mối quan hệ với Chúa Jêsus đang sống loại đời sống trống rỗng. Nói cách khác, họ chỉ quay bánh xe của mình và lãng phí thời gian của họ. Mọi hoạch định, lao động, có được, cho đi, làm lụng, hy vọng, và trông đợi sẽ chẳng đi tới đâu hết! Sự tìm kiếm cho được lòng người, sự yên ủi, khoái lạc, sự tái tạo và sự thoả mãn chắc chắn sẽ thất bại. Sự sống được sống mà không có Chúa Jêsus hoàn toàn là một đời sống lãng phí. Bất chấp điều chi đã thành tựu hay điều chi nhận được khi một người trải qua đời nầy, đến cuối cùng, toàn bộ những điều đó là chẳng có gì hết và vẫn kết thúc trong Địa Ngục. Đúng là một lối sống kinh khủng phải sống và chết! Đây là tư tưởng đã được tỏ ra ở Mác 8:36-37.
            Mặt khác, Chúa Jêsus đã đến để loài người sẽ có sự sống và sự sống ấy dư dật, Giăng 10:10. Ngài đã đến để cung ứng ý nghĩa cho cuộc sống. Ngài đã đến để khiến cho bạn làm việc có giá trị. Ngài đã đến để bảo đảm rằng đời sống của bạn sẽ có giá trị sau khi bạn rời khỏi thế gian nầy. Ngài đã đến để giúp cho bạn tìm thấy hướng đi và sự phu phỉ trong đời nầy và sự thoả lòng trong sự hiện diện của Ngài trong đời hầu đến.
            Bạn thấy đấy, ma quỉ hứa với người ta hạnh phúc, thoả lòng và sự phu phỉ nếu họ thực thi mọi việc theo cách của hắn. Hắn là kẻ nói dối! Tất cả những quả táo của Satan đều có sâu trong đó! Quí bạn ơi, bạn cần phải ý thức đối với những bẫy dò hắn ráp đặt để bắt lấy bạn dọc theo con đường sự sống! Hắn hứa cuội và có thể chẳng cung ứng gì khác hơn là sự chết và sự hủy diệt! Hắn không hề được ai tin cậy bao giờ.
            Mặt khác, Chúa Jêsus hứa phước hạnh và sự thoả lòng, bình an và vui mừng, sự phu phỉ và đầy ý nghĩa. Và, Ngài có quyền giải phóng hết thảy mọi người, Rôma 4:21!
            Nếu bạn bước theo ma quỉ, bạn sẽ kết thúc cuộc sống mình với chẳng có gì khác hơn là nuối tiếc. Nếu bạn bước theo Chúa Jêsus, bạn sẽ kết thúc cuộc sống mình với chẳng có gì khác hơn là cảm tạ. Đừng nên sống đời sống mình rồi rơi vào hư không! Hãy sống cho Chúa Jêsus và hãy quan sát Ngài biến đời sống của bạn ra đáng kể cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Đấy là lý do tại sao Ngài đã chịu chết trên thập tự giá!
B. Từ cõi đời đời vô tận Trong khi Chúa Jêsus chịu chết để khiến cho cuộc sống ra có ý nghĩa hơn, Ngài cũng chịu chết để khiến cho cõi đời đời ra khoái lạc hơn. Phương cứu chữa duy nhứt cho những ai lìa đời nầy trong tội lỗi của họ là họ sẽ bị đưa đến Địa Ngục, Thi thiên 9:17; II Têsalônica 1:8-9; Luca 16:19-31. Quí bạn ơi, đây là một chỗ mà ngay cả ma quỉ cũng không muốn đến đó! Tuy nhiên, đây chính là chỗ mà bạn sẽ qua cõi đời đời nếu bạn từ chối sự ban hiến ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Jêsus Christ. Địa ngục là một chốn đau khổ, hành hình, nuối tiếc, ký ức, khát khao, phân cách, cô độc, đau khổ không dứt và đau đớn kinh khủng lắm. Kinh thánh nói rằng đây là một chỗ mà ở đó sẽ là "nơi chỉ có khóc lóc và nghiến răng", Mathiơ 8:12. Tuy nhiên, Kinh thánh cũng cho chúng ta biết rằng địa ngục không hề được dự trù cho con người phải đến ở đó, Mathiơ 25:41. Dù vậy, đừng để suy nghĩ trong một phút nào hết là Ngài sẽ không đưa bạn tới đó nếu bạn chết trong tội lỗi của mình! Đấy là phương cứu chuộc của Ngài và đấy là số phận của bạn nếu bạn bị hư mất.
            Chúa Jêsus đã đến để thay đổi hết mọi sự ấy! Đây là lời hứa của Ngài cho những ai chịu tin theo Ngài, Giăng 10:28. Ngài hứa với họ rằng họ sẽ "không hề hư mất bao giờ". Họ có thể yên nghỉ chắc chắn rằng họ sẽ không bao giờ cảm xúc lửa của địa ngục, nhưng khi họ lìa đời nầy, họ sẽ qua cõi đời đời trong chính sự hiện diện của Đức Chúa Trời, Khải huyền 22:4, II Côrinhtô 5:1-8. Trong một chỗ đã được sửa soạn một cách đặc biệt cho họ, Giăng 14:1-3. Ngài đã bước lên thập tự giá để hạng tội nhân sẽ được cứu ra khỏi tội lỗi của họ, khỏi Địa Ngục và khỏi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Ngài cũng chịu chết ở đó để chúng ta được kể là xứng đáng để bước vào Thiên Đàng của Ngài một ngày kia! Hãy suy nghĩ đến vùng đất ấy và mọi sự vinh hiển của nó, Khải huyền 21:1-28! Đấy là quê hương của tôi và tôi đang hướng tới nơi ấy. Không phải vì tôi xứng đáng đâu, mà vì Ngài đã bước lên thập tự giá để khiến cho tôi sẵn sàng cho chốn ấy. Mọi sự tôi đã làm là đến với Ngài khi Ngài kêu gọi! Đấy là mọi sự bạn cũng phải làm nữa đấy, Công Vụ các Sứ Đồ 16:31; Giăng 6:37-40.
Phần kết luận: Tại sao Ngài phải bước lên đồi Gôgôtha? Ngài đã bước lên vì Đức Chúa Trời, Ngài đã bước lên vì chính mình Ngài và Ngài đã bước lên vì Bạn đấy. Ngài đã bước lên để mọi sự sẽ thay đổi cho bạn và để cho bạn sẽ được cứu. Mọi sự tôi đã nói đều tuôn đến phát biểu nầy và câu hỏi theo sau: Ngài đã bước lên đồi Gôgôtha khi ấy vì bạn đấy! Liệu bạn có chịu đến với Ngài ngay bây giờ không? Nếu bạn chịu đến, Ngài sẽ thanh tẩy mọi tội lỗi của bạn, thay đổi đời sống của bạn, sửa soạn cho bạn một nơi ở trên Trời và đưa bạn về đó khi bạn qua đời. Một ngày kia, sự ban hiến ân điển của Ngài sẽ không còn có nữa. Bạn có chịu đến đang khi cánh cửa cứu rỗi hãy còn rộng mở không? Liệu bạn có chịu đến đang khi Ngài kêu gọi bạn ngay bây giờ không?